top of page
Search
Writer's pictureThực phẩm veggie

Những lưu ý khi chăm sóc người lớn tuổi

Bột ngũ cốc cung cấp dinh dưỡng cho người lớn tuổi là một trong những sản phẩm giúp cho người cao tuổi với một chế độ ăn uống hợp lý, vận động cơ thể thích hợp và luôn giữ được thái độ lạc quan trong cuộc sống, chắc chắn sẽ sống thọ, sống khỏe mạnh, sống có ích cho đời và cho con cháu. Để làm được điều này, người cao tuổi cần chú ý một số vấn đề trọng yếu sau:





1. Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý

Người cao tuổi nên ăn uống đa dạng và thay đổi các loại thực phẩm mỗi ngày. Bởi vì không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, chỉ có ăn nhiều hay ít mà thôi. Cho nên ăn uống càng đa dạng càng tốt, sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Nên ăn các loại rau quả tươi: Để bổ sung các vitamin, muối khoáng cần thiết mà người già thường không thể tự tổng hợp được.

Nên ăn nhiều cá: Ít nhất 2 lần trong tuần, giúp cơ thể chống lại các nguy cơ gây bệnh về tim mạch và ung thư. Cá giàu chất đạm, ít acid béo không tốt, nhiều acid béo tốt, rất có lợi cho những người nghiện thuốc lá và người bị bệnh đái tháo đường.

Nên ăn nhiều chất xơ: Chất xơ tuy không cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng lại có vai trò không thể thiếu trong việc chống táo bón, giảm cholesterol máu làm tránh xơ vữa động mạch, đái tháo đường, béo phì... Nên ăn khoảng 300g rau và ăn ít nhất l00g quả chín mỗi ngày.

Giảm chất đường, chất bột: Người cao tuổi nên ăn các thức ăn chứa tinh bột chưa qua chế biến nhiều lần như; gạo lức, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ chứa ít năng lượng (khoai lang), chúng không đắt tiền, luôn sẵn có và là nguồn vitamin, khoáng chất và protein quý. Ngược lại, người cao tuổi nên hạn chế và gần như không nên ăn các loại đường hấp thu nhanh vào máu như đường mía, mật, bánh kẹo, nước ngọt, nước tăng lực.

Hạn chế dùng nhiều chất béo động vật: Nên thay bằng chất béo không no hoặc dầu thực vật, có nhiều trong đậu nành, dầu hạt cải, cá béo, tảo, rong biển. Chúng có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch và ung thư.

Tránh ăn nhiều thịt: Vì chúng khó tiêu hóa, dễ làm cho cơ thể người nhiều tuổi dễ mệt mỏi, bắt gan, thận làm việc nhiều hơn. Ăn nhiều thịt trong ngày là một sự căng thẳng, một gánh nặng quá tải, nhất là đối với người bị bệnh thống phong, bệnh thận và bệnh tim mạch.

Càng ăn ít muối càng tốt: Người cao tuổi bị bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch tránh dùng nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều muối như cá khô, các loại mắm. Nếu ăn dư thừa muối sẽ có hại cho tim, thận cũng như làm tăng huyết áp. Lượng muối dùng hàng ngày khoảng một muỗng nhỏ là vừa đủ.





2. Đảm bảo giấc ngủ ngon

Để người cao tuổi có những giấc ngủ ngon, nên tạo ra một không gian tình cảm ổn định, thoải mái, vui vẻ, thỏa mãn về tinh thần. Tránh mọi sự kích thích như: Lo lắng, buồn phiền, căng thẳng. Tránh hút thuốc lá, uống cà phê, trà đặc sau 16 giờ. Sắp xếp cho người cao tuổi đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ thời gian. Phòng ngủ yên tĩnh, thoáng, đủ ấm và ánh sáng phù hợp, tránh gió lùa về mùa đông. Có thể sử dụng một số thức ăn, đồ uống giúp người cao tuổi dễ đi vào giấc ngủ như: Canh hoa thiên lý, nước ép cà chua trộn mật ong, trà tâm sen, hạt thảo quyết minh... Ở người cao tuổi, thời gian ngủ mỗi ngày khoảng 5-6 giờ. Đặc biệt chú ý không nên lạm dụng thuốc ngủ.

3. Tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với sức khỏe

Luyện tập thể thao nhẹ nhàng giúp người cao tuổi lưu thông và điều hòa các mạch máu trong cơ thể, hạn chế sự lắng đọng các chất cholesterol ở thành mạch máu, là nguyên nhân chính gây xơ vữa mạch máu và những bệnh về tim mạch. Sự vận động còn giúp cho cơ thể sử dụng hết những năng lượng dư thừa, đổi mới, trẻ hóa tổ chức và phòng chống bệnh loãng xương, làm cho đầu óc thư thái, tỉnh táo, làm chậm quá trình tiến triển tới bệnh giảm trí nhớ, teo cơ, thoái hóa khớp... Chế độ luyện tập vận động cần phù hợp theo khả năng, không nên gắng sức thái quá. Các động tác thể dục và vận động ở người cao tuổi có thể là: Đi bộ, tập thái cực quyền, các động tác thể dục thể thao nhẹ nhàng. Tốt nhất là các bài tập khí công, tập thư giãn và tập thở bụng.

4. Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ

Người cao tuổi dễ mắc một số bệnh như thiểu năng mạch vành, tăng huyết áp, thoái hóa khớp, loãng xương, đục thủy tinh thể... là nguy cơ của đột quỵ, nhồi máu cơ tim, gãy xương, mù lòa... vì vậy cần phải có những kỳ kiểm tra sức khỏe toàn diện nhằm phát hiện và điều trị sớm khi bệnh còn nhẹ để hạn chế các biến chứng, tai biến có thể xảy ra. Mỗi năm nên đi khám sức khoẻ định kỳ 2 lần.

5. Uống thuốc đều đặn nếu dang điều trị bệnh

Người cao tuổi nếu đang điều trị bệnh, phải nhớ uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn của thầy thuốc, thời gian uống thuốc trong ngày phải đúng vì uống sai quy cách sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Không được tự ngưng uống thuốc vì có thể làm cho bệnh tái phát, gây nên những bất lợi trong quá trình điều trị.





6. Những hoạt động cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho người già

Trên đây là những vấn đề cốt yếu giúp người cao tuổi sống khỏe mạnh. Tuy nhiên trong những sinh họat hàng ngày các cụ dễ bị tai nạn hoặc bất trắc ngoài ý muốn. Do vậy người cao tuổi cũng nên để ý thêm:

- Tránh tham gia các hoạt động thể thao phải dùng sức quá nhiều, mang tính đua tài, đua sức, dễ gây tâm lý căng thẳng dẫn tới tăng huyết áp đột ngột.

- Trong những ngày lễ tết không nên ngồi tiếp khách quá lâu nhiều giờ, sẽ gây trạng thái mệt mỏi, làm cho huyết áp tăng vọt, dễ gây ra các bệnh lý về mạch máu não.

- Hạn chế ngồi xem truyền hình quá lâu, hoặc xem những tình tiết gây cấn căng thẳng, dễ gây ra sự mệt mỏi hệ thần kinh.

- Tránh những xúc động mạnh dễ gây tổn thương đến tâm lý người cao tuổi, như vui mừng, đau thương, tức giận quá mức đều ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đôi khi có thể dẫn tới những tổn thương lâu dài về mặt tâm lý và gây khó ngủ.

- Tránh thay đổi những thói quen trong sinh hoạt thường ngày, các cụ nên giữ các nề nếp sinh hoạt tốt như: Dậy sớm, tập thể dục, tưới hoa, vệ sinh cá nhân. Sau đó ăn sáng rồi mới làm gì thì làm, người cao tuổi nên duy trì nếp sinh hoạt điều độ, hạn chế những xáo trộn trong sinh hoạt hằng ngày.

- Đề phòng té ngã và tai nạn giao thông. Người cao tuổi do mắt mờ, tai nghe kém, phản xạ chậm. Vì vậy, khi đi lại người cao tuổi cần đi chậm, quan sát kỹ, tránh chỗ trơn, chỗ tối, khi đi xe đạp xe máy cần đi với tốc độ chậm và phải chấp hành những quy định về an toàn giao thông, nhất là khi qua ngã rẽ, rất dễ xảy ra tai nạn.

7. Những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe cho người già

Không xem việc ăn uống kém là bình thường

Ở người già, cảm giác ở lưỡi bị giảm đi, khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn cũng giảm đáng kể khiến việc ăn uống trở nên kém ngon. Đối với những người ngoài 70 tuổi, các chân răng bắt đầu yếu, cơ xương hàm teo khiến việc nhai nuốt gặp nhiều khó khăn. Vì thế, không nên xem vấn đề này là bình thường mà phải quan tâm đến chế độ ăn uống nhiều hơn để đảm bảo về mặt dinh dưỡng.

Đầu tiên, cần đa dạng hóa món ăn cũng như chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để người già có đủ nguồn dinh dưỡng đồng thời dễ tiêu hóa, hấp thụ. Thức ăn dành cho người già cần phải mềm để dễ nhai và dễ tiêu hóa, khẩu vị vừa phải, không nóng quá, không lạnh quá, không nhiều dầu mỡ thay vào đó là sử dụng dầu thực vật, tăng cường các loại rau củ quả. Ngoài ra đối với việc chăm sóc người già để đảm bảo người già được bổ sung đầy đủ và cân đối các dưỡng chất cần thiết, có thể chủ động cho uống 1 – 2 ly sữa dành cho người lớn tuổi mỗi ngày.

Đừng để phát sinh bệnh mới đến gặp bác sĩ

Khi về già, các cơ quan của cơ thể bắt đầu lão hóa, sức đề kháng của cơ thể giảm xuống thấp, các bệnh về xương khớp, loãng xương, tim mạch, huyết áp, tai biến,… luôn tiềm ẩn phát sinh gây hại cho sức khỏe.

Vì thế, đừng để các bệnh này bộc phát mới đến bệnh viện, hãy đưa ông bà, cha mẹ hoặc những người lớn trong gia đình đi kiểm tra sức khỏe theo định kỳ từ 3-6 tháng một lần tại các cơ sở y tế uy tín. Việc làm này sẽ đảm bảo rằng chúng ta luôn hiểu rõ tình trạng sức khỏe của họ, từ đó có những định hướng điều trị hay điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp để duy trì sức khỏe cũng như chăm sóc người già một cách tốt nhất.

Không để người già có cảm giác tủi thân

Do những thay đổi thể chất và tâm lý, người lớn tuổi có thể mất đi một số khả năng tự chăm sóc bản thân. Điều này khiến không ít người rơi vào trạng thái lo lắng quá độ, lúc nào cũng đòi con cái ở cạnh để được chăm sóc, hoặc trở nên khó chịu, dễ cáu gắt và thường xuyên có cảm giác mình thừa thãi, bị lãng quên. Đồng thời, đa phần họ khó hòa nhập với cuộc sống năng động của những người trẻ trong gia đình nên dễ cảm thấy cô đơn. Vì thế khi chăm sóc người già nên đặc biệt lưu ý: tạo cho người già tâm lý gần gũi, được sẻ chia khi ở cùng con cháu.

Chăm sóc bản thân trước khi chăm sóc người khác

Việc chăm sóc người già, đặc biệt là người già gặp các vấn đề về sức khỏe khiến người chăm sóc gặp một số khó khăn trong việc sắp xếp thời gian chăm sóc cho bản thân mình. Chính vì vậy, để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh để chăm sóc những người thân yêu cũng như khiến họ luôn cảm thấy lạc quan và không trở thành gánh nặng, người chăm sóc cần tự chăm sóc bản thân.

Người cao tuổi hệ xương khớp cũng dần yếu đi, dễ mắc các bệnh thoái hóa khớp, đau nhức, loãng xương nên cần chú ý đến việc đi lại, nằm, hoạt động thể chất.


THỰC PHẨM CHAY VEGGIE


Địa Chỉ: 28/11 Lương Thế Vinh, p.Tân Thới Hòa, Q.Tân Phú, TP.HCM


Hotline: 0976 99 92 93


Gmail: veggie.vn@gmail.com


3 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


Post: Blog2_Post
bottom of page